Xe nâng tay điện nâng cao hiệu quả công việc

Thông số xe nâng tay điện

Xe nâng tay điện nâng cao hiệu quả công việc

Xe nâng tay điện

1. Giới thiệu.

Xe nâng tay điện là một thiết bị chuyên dụng dùng để nâng, hạ và di chuyển hàng hóa trong các nhà máy, kho bãi, và xưởng sản xuất. Khác với xe nâng tay thủ công, xe nâng tay điện được trang bị động cơ điện giúp người sử dụng không cần phải dùng nhiều sức lực trong quá trình vận hành.

Thay vì dùng sức người để đẩy hoặc kéo hàng hóa, động cơ điện sẽ thực hiện nhiệm vụ này, giúp công việc trở nên nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn. Loại xe này thường được sử dụng để vận chuyển các kiện hàng nặng, cồng kềnh, giúp tối ưu hóa công việc và tiết kiệm thời gian.

Xe nâng tay điện thường được chia thành hai loại chính:

  • Xe nâng tay điện bán tự động: Xe sử dụng điện để nâng hạ nhưng di chuyển bằng tay.
  • Xe nâng tay điện hoàn toàn: Cả hai chức năng nâng hạ và di chuyển đều được thực hiện bằng động cơ điện.
    Phần tay điều điều khiển của xe nâng tay điện hoàn toàn sẽ có đủ công tắc di chuyển tiến lùi ( phần màu vàng), và công tắc nâng/ hạ hàng hóa ( 4 công tắc hình vuông phía dưới).
Xe nâng tay điện hoàn toàn
Phần tay điều khiển xe nâng điện bán tự động chỉ có 2 công tắc nâng hạ hàng ( màu trắng bạc) và không có công tắc di chuyển tiến lùi.

2. Ưu điểm và nhược điểm của xe nâng tay điện

Ưu điểm:

  • Giảm sức lao động: Với hệ thống nâng hạ và di chuyển bằng điện, người vận hành chỉ cần điều khiển dễ dàng mà không phải sử dụng nhiều sức lực.
  • Hiệu suất cao: Tốc độ vận hành cao gấp 3 lần so với xe nâng tay thủ công.
  • Dễ vận hành: Thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, người mới cũng có thể nhanh chóng nắm bắt cách vận hành.
  • An toàn cao: Xe nâng tay điện thường được trang bị các tính năng an toàn như phanh tự động, cảm biến quá tải.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao: So với các loại xe nâng tay thủ công, xe nâng tay điện có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn.
  • Phụ thuộc vào nguồn điện: Cần đảm bảo pin hoặc ắc quy luôn đầy để tránh gián đoạn công việc.
  • Chi phí bảo trì, bảo dưỡng: Xe nâng tay điện có cấu tạo phức tạp hơn, do đó chi phí sửa chữa và bảo dưỡng cũng cao hơn so với xe nâng tay cơ.

3. Cấu tạo của xe nâng tay điện

Xe nâng tay điện có cấu tạo cơ bản gồm các bộ phận sau:

  • Khung xe: Được làm từ thép chịu lực cao, đảm bảo xe có thể chịu được trọng tải lớn.
  • Động cơ điện: Làm nhiệm vụ cung cấp lực nâng và di chuyển xe. Thường sử dụng động cơ DC hoặc AC tùy thuộc vào thiết kế của từng loại xe.
  • Bình ắc quy hoặc pin: Xe nâng tay điện thường sử dụng ắc quy có dung lượng lớn để đáp ứng nhu cầu làm việc liên tục trong thời gian dài. Đối với các phiên bản cao cấp sẽ được trang bị Pin để tăng tốc độ sạc cũng như thời gian sử dụng.
  • Bánh xe: Được làm từ cao su đặc hoặc nhựa PU, giúp xe di chuyển dễ dàng và không gây tiếng ồn.
  • Càng nâng: Là bộ phận trực tiếp nâng đỡ hàng hóa, có thể điều chỉnh độ cao và rộng để phù hợp với kích thước hàng.
  • Tay điều khiển: Dùng để điều khiển xe gồm các công tắc tiến lùi, công tắc nâng hạ, công tắc dừng khẩn cấp, còi xe…

4. Cách vận hành xe nâng tay điện

Bước 1: Kiểm tra trước khi vận hành

Trước khi sử dụng, cần kiểm tra tình trạng của xe, bao gồm mức pin, hệ thống phanh, bánh xe, càng nâng và các chức năng khác. Nếu phát hiện bất kỳ lỗi kỹ thuật nào, cần xử lý ngay trước khi đưa xe vào sử dụng.

Bước 2: Vận hành nâng hạ

  • Nâng hàng: Điều chỉnh vị trí của càng nâng sao cho phù hợp với kích thước pallet hoặc hàng hóa, sau đó sử dụng tay điều khiển để nâng càng lên ở độ cao cần thiết.
  • Di chuyển hàng hóa: Sau khi nâng hàng, sử dụng tay điều khiển để di chuyển xe tới vị trí mong muốn. Lưu ý di chuyển chậm khi có tải để đảm bảo an toàn.

Bước 3: Hạ hàng

Khi đến vị trí mong muốn, dùng tay điều khiển để hạ càng nâng xuống từ từ và đảm bảo hàng hóa được đặt ổn định trên bề mặt.

Bước 4: Tắt xe

Sau khi hoàn tất công việc, cần đưa xe về vị trí sạc và tắt chìa khóa. Nếu pin gần cạn, nên cắm sạc ngay để tránh tình trạng pin kiệt dẫn đến hư hỏng.

5. Bảo dưỡng xe nâng tay điện

Để đảm bảo xe nâng tay điện hoạt động ổn định và bền bỉ, việc bảo dưỡng định kỳ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các bước cơ bản để bảo dưỡng xe:

  • Kiểm tra và sạc ắc quy đúng cách: Nên sạc khi đồng hồ báo mức pin dưới 25% và dưới 30% đối với ắc quy, tránh để cạn kiệt quá mức, nhiều lần sẽ dẫn tới tình trạng hỏng.
  • Vệ sinh thường xuyên: Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ bám trên các bộ phận của xe, đặc biệt là bánh xe và càng nâng.
  • Kiểm tra hệ thống phanh: Đảm bảo phanh hoạt động tốt để tránh các tai nạn không mong muốn trong quá trình vận hành.
  • Bôi trơn các khớp nối: Sử dụng dầu bôi trơn cho các khớp nối, trục bánh xe, các vị trí có vòng bi để tránh bị mòn và tăng tuổi thọ cho xe.
  • Kiểm tra động cơ: Thường xuyên kiểm tra, nếu động cơ vận hành phát ra âm thanh lạ, bốc khói, tỏa nhiệt cao… cần tắt máy xe ngay lập tức, chuyển giao cho bộ phận kĩ thuật kiểm tra để tránh hư hỏng nặng.

6. Mua xe nâng tay điện ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh.

Hotline: 0969 572 552

Email: Thuy.nd@tinphatcorp.vn

Công ty cổ phần Thiết bị máy Pantek trụ sở chính Hà Đông, Hà Nội

7. Tìm hiểu thêm về xe nâng tay điện

Kênh Youtube về xe nâng tay điện: (4) Xe nâng điện Hà Nội – YouTube

Danh sách sản phẩm xe nâng tay điện:

Xe nâng điện thấp F4: >>Xem ngay

Rate this post
Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *